Giảm nồng động oxy trong máu là một dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân Covid-19 và một số tình trạng sức khỏe khác.
Nhận biết các dấu hiệu, cách đo nồng độ oxy trong máu và phương pháp xử trí kịp thời.
Khó thở là hiện tượng điển hình của thiếu oxy trong máu
Nồng độ oxy trong máu là gì ?
Nồng độ oxy trong máu cho biết mức độ oxy có trong mạch máu chảy qua các động mạch của cơ thể. Máu sẽ vận chuyển oxy tới các tế bào trong cơ thể. Khi hít thở và đưa oxy vào phổi, các tế bào hồng cầu liên kết với oxy và đem chúng đi khắp cơ thể qua máu. Ở cấp độ tế bào, oxy giúp thay thế các tế bào bị hao mòn, cung cấp năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Vì vai trò rất quan trọng nên cần phải đảm bảo nồng độ oxy ở mức bình thường, không được quá cao hay quá thấp.
Nồng độ oxy trong máu được đo như thế nào ?
Máy đo nồng độ oxy trong máu kẹp vào đầu ngón tay và hiển thị trên đồng hồ thông minh
Để đo nồng độ oxy trong máu, không cần phải lấy máu mà sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu, còn gọi là độ bão hòa oxy, được gọi là máy đo oxy xung. Đây là một thiết bị nhỏ kẹp vào đầu ngón tay và giúp xác định tỷ lệ tế bào hồng cầu đang vận chuyển oxy so với tế bào trống.Sử dụng máy đo oxy xung sẽ theo dõi được nồng độ oxy trong máu mà không gây ra tổn thường. Không có bất kỳ rủi ro hay nguy hiểm nào khi sử dụng loại máy này. Bạn hoàn toàn có thể mua tại nhà thuốc hoặc cửa háng bán thiết bị y tế loại này khi trong gia đình có người thân nhiễm COVID-19.
Máy đo oxy xung phát ra một loại ánh sáng xuyên qua móng tay, da, mô và máu đến cảm biến ở phía bên kia. Thiết bị đo ánh sáng đi qua mà không bị hấp thụ bởi mô và mạch máu. Sau đó, máy sẽ sử dụng phép đo để tính toán ra nồng độ oxy trong máu, hiển thị trực tiếp trên màn hình.
Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường ?
Nồng độ oxy trong máu từ 95%-100% là bình thường
Mức độ oxy trong máu (còn gọi là SpO2) cho biết được phổi, tim và hệ tuần hoàn trong cơ thể đang hoạt động bình thường. Ở người khỏe mạnh, nồng độ oxy trong máu rơi vào khoảng 95-100%. Nghĩa là gần như tất cả các tế bào hồng cầu đều đang mang oxy tới các tế bào và mô trong cơ thể.Người sống ở vùng cao, độ cao hơn mực nước biển cao hơn bình thường hoặc mắc một số bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, khí phế thũng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu.Mức oxy thấp được gọi là giảm nồng độ oxy trong máu là từ 90-94%. Chỉ số này có nghĩa bạn cần được bổ sung oxy hoặc hoạt động của phổi gặp phải vấn đề. Nếu như nồng độ oxy trong máu rơi xuống mức dưới 90% thì cần phải được đi cấp cứu y tế ngay lập tức.Một số biến chứng nguy hiểm khi nồng độ oxy trong máu giảm thấp:Não sẽ bị ảnh hưởng nếu chỉ số SpO2 giảm xuống dưới 80-85%
Hiện tượng tím tái sẽ xuất hiện nếu chỉ số SpO2 giảm dưới 67%
Nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm nồng độ oxy trong máu
Nhiễm Covid là nguyên nhân giảm nồng độ oxy trong máu
Giảm nồng độ oxy trong máu
Nhiễm COVID-19 là nguyên nhân gây giảm nồng độ oxy trong máu
Giảm nồng độ oxy trong máu có thể do một số nguyên nhân:Mức oxy trong không khí thấp: Oxy trong khí quyển trở nên cực kỳ thấp ở các vùng núi cao.
Giảm khả năng hấp thụ oxy của cơ thể: Đây là do một số tình trạng bệnh phổi gây ra như bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tràn khí màng phổi, Hội chứng suy hô hấp, Xơ phổi, nhiễm COVID-19,…
Do một số vấn đề khác như: thiếu máu, ngưng thở khi ngủ, hút thuốc lá
Do bệnh tim bẩm sinh gây suy giảm khả năng cung cấp máu chứa oxy cho phổi.
Nhận biết dấu hiệu của chứng thiếu oxy máu
Đau đầu là biểu hiện của thiếu oxy trong máu
Giảm nồng độ oxy trong máu
Đau đầu là một dấu hiệu nhận biết thiếu oxy trong máu
Thiếu oxy máu sẽ có các dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số dấu hiệu dễ nhận biết như:Đau đầu (từ nhẹ tới nặng)
Khó thở, thở nhanh > 24 lần/phút. Hãy đếm nhịp thở bằng cách đặt tay lên thành bụng đếm di động của thành bụng khi thở trong một phút.
Chóng mặt
Ho khan
Thở khò khè (kèm theo tiếng rít hoặc ran rít trong lồng ngực)
Tim đập loạn nhịp
Người tím tái: có màu xanh ở da, móng tay và môi.
Không có đủ lượng oxy trong máu sẽ dẫn tới việc cung cấp oxy không đủ tới các cơ quan và mô của cơ thể. Tình trạng giảm nồng động oxy trong máu nghiêm trọng có thể trở nên nguy hiểm. Nếu không điều trị sớm sẽ gây tác hại cho não hoặc tim.
Phương pháp điều trị tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu
Điều trị giảm oxy nồng độ oxy trong máu bao gồm các biện pháp giúp làm tăng nồng độ oxy trong máu. Bằng cách:Điều trị tình trạng bệnh: Điều trị nguyên nhân gây ra giảm oxy là một cách quan trọng nhất và đem lại hiệu quả lâu dài. Đối với người bị hen suyễn hay viêm phế quản, hãy đưa ngay thuốc qua ống hít để nhanh chóng hít thuốc tới phổi.
Liệu pháp oxy: Đối với người bị giảm oxy máu do nhiễm virus SARS-CoV-2 như bệnh COVID-19 thì cần dự trữ bình oxy xách tay. Khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 94% cần sử dụng ngay bình oxy để đảm bảo lượng oxy trong máu ở mức độ bình thường. Nếu bị nhiễm COVID-19 và phải tự điều trị tại nhà hãy hỏi cách sử dụng bình oxy để dự phòng trường hợp nồng độ oxy máu giảm thấp để có thể tự sử dụng.
Cách ngăn ngừa giảm nồng độ oxy trong máu hiệu quả
Người bệnh hoàn toàn có thể duy trì nồng độ oxy trong máu ở mức bình thường sau khi hồi phục khỏi tình trạng giảm oxy máu. Dưới đây là một số bước có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng giảm nồng động oxy trong máu hiệu quả:Tập bài tập hít thở sâu: thở mím môi và thở sâu bằng bụng sẽ giúp mở đường thở và tăng lượng oxy hít vào cơ thể
Vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập bài tập thể dục theo lời khuyên của bác sĩ
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và lành mạnh
Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày
Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để nhận biết có thiếu oxy máu hay không
Máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 và nhịp tim là thiết bị y tế chuyên dùng để đo chỉ số SpO2 và nhịp tim của cơ thể. SpO2 và nhịp tim là 2 trong 5 dấu hiệu sinh tồn quan trọng của cơ thể cùng với 3 dấu hiệu khác là nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Nhịp tim (chỉ số nhịp tim): Là nhịp đập của tim, được xác định bằng số lần co thắt của tim trong thời gian một phút. Đơn vị của nhịp tim là nhịp/phút hoặc bpm (beat per minute - nhịp mỗi phút).
Chỉ số SpO2: SpO2 là viết tắt của cụm từ “saturation of peripheral oxygen”, tạm dịch là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Chỉ số SpO2 được xác định bằng tỷ lệ hemoglobin oxy hóa trên tổng lượng hemoglobin trong máu (đơn vị đo là %).
Bằng cách theo dõi các chỉ số nhịp tim, chỉ số SpO2, người ta có thể phát hiện ra một số dấu hiệu bất thường trong cơ thể, từ đó sớm có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Cấu tạo của máy đo SpO2 và nhịp tim gồm 2 bộ phận cơ bản là đầu dò và màn hình hiển thị. Đầu dò là nơi mà chúng ta sẽ đặt ngón tay vào khi đo, còn màn hình hiển thị có nhiệm vụ hiển thị kết quả đo dưới dạng số hoặc thanh xung. Các loại máy đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu hiện nay thường sử dụng công nghệ quang điện, cho phép xác định chỉ số nhịp tim, chỉ số SpO2 qua đầu ngón tay mà không cần xâm lấn
Thiết bị y tế việt hà- Đơn vị phân phối các sản phẩm máy đo nồng độ oxy trong máu Spo2 uy tín nhất Hà nội.
Đảm bảo khi mua hàng tại Thiết bị y tế Việt Hà
Hàng đảm bảo 100 % giống ảnh và mô tả
Nhận hàng kiểm tra hàng trước khi thanh toán
Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
Ngoài việc giao hàng vận chuyển lắp đặt tại Hà Nội . Chúng tôi còn hỗ trợ giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi
Công ty TNHH thiết bị y tế Việt Hà.
Địa chỉ : Số 11a Ngõ 2 Phương Mai - Đống Đa- Hà Nội.
Hotline liên hệ : 0834.362.888 - 0919.739.333
Website : viha.vn - ytevietha.com