Số 11A NGÕ 2 ĐƯỜNG PHƯƠNG MAI - QUẬN ĐỐNG ĐA - TP.HÀ NỘI
Danh mục sản phẩm
0933 282 389
10/02/2025 - 10:28 PMAdmin 44 Lượt xem

Cảm lạnh và cảm cúm là 2 khái niệm dễ bị nhầm lẫn với nhau trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, đừng chủ quan mà hãy đọc bài viết dưới đây để phân biệt rõ cảm lạnh và cảm cúm!

Việc phân biệt được cảm cúm với cảm lạnh là vô cùng quan trọng

  1. Thế nào là cảm lạnh và cúm

1.1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô vấp. Virus gây bệnh cảm lạnh, trong đó phổ biến nhất là rhinovirus, tấn công đường hô hấp của con người. Trung bình mỗi năm, một người trưởng thành có thể mắc cảm lạnh 2-3 lần, trong khi trẻ em có thể mắc nhiều hơn. Bệnh cảm lạnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và nhiều lần trong suốt cuộc đời.

Khi virus xâm nhập qua đường mũi và xoang, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra chất nhầy như một cơ chế phòng vệ tự nhiên nhằm đào thải virus. Chính phản ứng này dẫn đến các triệu chứng điển hình của bệnh cảm lạnh mà chúng ta thường gặp.

1.2. Cúm

Trong khi đó, virus Influenza, đặc biệt là chủng A và B, là tác nhân gây ra bệnh cúm - một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính có khả năng lây lan nhanh chóng. Điều đáng chú ý là các chủng virus này có đặc tính rất đặc biệt: chúng liên tục biến đổi cấu trúc kháng nguyên theo thời gian. Chính vì khả năng thay đổi hàng năm này mà một người có thể nhiễm cúm nhiều lần trong đời, trừ khi họ thường xuyên được tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm để tạo miễn dịch với các chủng virus mới.

Bệnh cúm được gây ra bởi nhiều chủng virus khác nhau, và tùy theo loại virus mà được phân loại thành các nhóm sau:

  • Nhóm A: Ở người, virus cúm A xuất hiện với hai chủng chính là H1N1 và H3N2. Trong đó, H1N1 có thể lây từ gia cầm và lợn sang người. Chủng này từng gây ra hai đại dịch lớn vào các năm 1918 và 2009, theo thống kê của CDC.

  • Nhóm B: Ít phổ biến hơn cúm A và thường xuất hiện theo mùa. CDC xác nhận virus cúm B không được chia thành phân nhóm, nhưng gồm hai dòng virus là Yamagata và Victoria.

  • Nhóm C: So với cúm A và B, virus cúm C gây ra triệu chứng nhẹ hơn. Tuy nhiên, CDC chỉ ra rằng các loại vắc xin phòng cúm A và B hiện có không có tác dụng với virus cúm C.

  • Nhóm D: Đây là chủng virus mới được phát hiện, chủ yếu gây bệnh ở gia súc. Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy virus cúm D có khả năng lây nhiễm sang người.

Cúm mùa là một loại bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính

  1. Những dấu hiệu để phân biệt cảm lạnh và cúm dễ dàng nhất

Cả cúm và cảm lạnh đều là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có khả năng lây lan. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh khác nhau, nhưng chúng lại có nhiều biểu hiện giống nhau, khiến việc xác định chính xác loại bệnh trở nên khó khăn. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bệnh cúm thường có triệu chứng nặng nề và thời gian hồi phục lâu hơn so với cảm lạnh. Để giúp phân biệt hai bệnh này một cách chính xác, chúng ta có thể dựa vào 9 tiêu chí cụ thể sau:

Tiêu chí phân biệt

Cảm lạnh

Cúm

Sốt

Sốt nhẹ hoặc hiếm gặp

Sốt cao (trên 38 độ C), triệu chứng phổ biến

Chảy nước mũi, nghẹt mũi

Phổ biến

Đôi khi

Hội chứng đau nhức cơ thể

Hầu như không đau, nếu có thì sẽ nhanh chóng hết sau vài ngày

Phổ biến, các cơn đau nhức có thể kéo dài vài ngày

Đau đầu

Đôi khi

Phổ biến

Hắt hơi

Phổ biến

Đôi khi

Ho

Ho nhẹ, nhanh chóng hết sau vài ngày

Ho nặng và kéo dài trong một khoảng thời gian

Mệt mỏi

Gần như không xuất hiện

Triệu chứng phổ biến

Đau họng

Phổ biến

Đôi khi

Ớn lạnh

Triệu trứng hiếm gặp

Triệu chứng phổ biến

Ngoài ra, cảm lạnh và cảm cúm còn có sự khác nhau về nguyên nhân gây bệnh, các biến chứng và các biện pháp phòng ngừa:

2.1. Sự khác biệt về các triệu chứng

Với cảm lạnh, các triệu chứng thường tiến triển từ từ. Ban đầu, người bệnh thường cảm thấy đau họng trong vài ngày. Đến ngày thứ 4-5, các triệu chứng ở mũi bắt đầu xuất hiện như chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho. Sốt nhẹ có thể xảy ra, nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên có thể kéo dài đến 2 tuần tùy theo sức đề kháng và cách chăm sóc của mỗi người.

Ngược lại, cúm thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng nặng hơn nhiều. Người bệnh có thể sốt cao 39-40 độ C, thậm chí có thể lên tới 41 độ C trong 3-4 ngày. Kèm theo sốt cao là một loạt triệu chứng khác như đau nhức toàn thân (đặc biệt là vùng lưng dưới), đau đầu dữ dội, đau bụng, mệt lả, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy. Bệnh cúm thường cần 1-2 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Triệu chứng sốt ở người mắc cảm lạnh nhẹ hơn người mắc cúm mùa

2.2. Sự khác nhau về các biến chứng

Cảm lạnh thường không gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn ở người bệnh hen suyễn. Một số biến chứng có thể gặp do cảm lạnh bao gồm tắc nghẽn xoang, viêm tai giữa và viêm phế quản.

Ngược lại, bệnh cúm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nghiêm trọng do cúm bao gồm viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, suy đa cơ quan (suy thận, suy hô hấp,...), viêm cơ, tiêu cơ vân, nhiễm trùng huyết và viêm đường tiết niệu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu mắc cúm có thể gặp phải các vấn đề như dị tật thai nhi, thai lưu hoặc sảy thai.

2.3. Sự khác nhau về biện pháp phòng ngừa

Bệnh cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Bệnh thường tự khỏi trong vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Có nhiều cách để phòng ngừa bệnh cảm lạnh, bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các vật dụng không rõ tình trạng nhiễm khuẩn.

  • Hạn chế dùng tay chạm vào các bộ phận chứa dịch tiết của cơ thể như mũi, miệng, mắt khi chưa rửa sạch.

  • Hạn chế lại gần với những người mắc cảm lạnh vì virus gây cảm lạnh có thể lây lan nhanh chóng khi tiếp xúc gần với người bệnh.

Rửa tay và khử khuẩn là một biện pháp để phòng chống cả cảm lạnh lẫn cảm cúm

Trong khi đó, đối với cúm mùa, biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất được Bộ Y tế khuyến cáo là tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm. Ngoài ra, người dân cũng cần có những biện pháp phòng ngừa khác như: 

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi)

  • Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng

  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết

  • Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh

  • Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Cúm và cảm lạnh có những triệu chứng khá tương đồng nhau, rất dễ nhầm lẫn, khiến người bệnh chủ quan trong phòng ngừa và điều trị. Nếu không có cách điều trị và phòng ngừa phù hợp, bệnh cúm sẽ trở nên rất nghiêm trọng và gây ra các biến chứng. Trên đây là một số biện pháp cũng như cách điều trị bệnh cúm mùa tại nhà, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được bạn!

 
Tin liên quan

Chỉ số đường huyết sau khi ăn bao nhiêu là tốt nhất ? Chỉ số đường huyết sau khi ăn bao nhiêu là tốt nhất ?
Đường huyết sau khi ăn là một giá trị phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định,...
Chỉ số nồng độ oxy trong máu và nhịp tim nói lên điều gì về sức khỏe của bạn ? Chỉ số nồng độ oxy trong máu và nhịp tim nói lên điều gì về sức khỏe của bạn ?
Chỉ số nồng độ oxy trong máu (SpO2) và chỉ số nhịp tim là hai chỉ số sức khỏe, thể chất quan trọng đang được áp dụng trên một số mẫu máy đo nồng độ...
Que thử đường huyết là gì ? Que thử đường huyết là gì ?
Que thử đường huyết là gì ? Những điều cần biết về que thử đường huyết
Địa chỉ mua máy đo đường huyết uy tín tại Hà nội Địa chỉ mua máy đo đường huyết uy tín tại Hà nội
Thiết bị y tế việt hà là đơn vị phân phối tất cả các dòng máy đo đường huyết của các hãng nổi tiếng trên thế giới Sản phẩm tại thiết bị y tế Việt...
Cách phân biệt máy tạo oxy chuẩn oxy y tế Cách phân biệt máy tạo oxy chuẩn oxy y tế
Lựa chọn cho gia đình mình một chiếc máy tạo oxy tốt chất lượng đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường là một trong những nhu cầu...

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • ,

  • Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    sản phẩm bán chạy

    Phòng chống dịch cúm như thế nào? Phòng chống dịch cúm như thế nào?
    Để phòng chống dịch cúm, bạn có thể áp dụng các biện pháp như: Vệ sinh cá nhân thường xuyên, thường xuyên rửa tay với xà bông và nước sạch, vệ sinh mũi...
    CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT HÀ

    Trụ Sở Chính: Số 11A ngõ 2 Phương Mai, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội

    Chi Nhánh: 451/36 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP. Hồ Chí Minh

    Hotline:  0933 282 389 (Hà Nội)                                                0926 739 333 ( Tp.HCM)

    Email: Viethamedical@gmail.com

    Kết nối với chúng tôi

    © Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT HÀ. Thiết kế bởi hpsoft.vn

     

    Đường đi iconĐường đi zalo iconZalo Call iconGọi ngay